Chúng có rất nhiều ưu điểm như không tốn pin nhiều như máy thật, cấu hình có thể chạy ổn định hơn (hoặc nhanh hơn, tuỳ vào cách bạn thiết lập và tinh chỉnh).

Giả lập Android là gì?

Từ nhiều năm về trước chúng ta đã quen với việc sử dụng những chương trình giả lập để chơi game. Hiểu một cách đơn giản thì khái niệm giả lập chính là tái hiện lại các phần cứng, tính năng của một thiết bị nhất định trên một hệ thống khác (ví dụ cụ thể nhất là giả lập Android trên nền tảng Windows này). Tuy nhiên, việc chạy giả lập còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:

– Phần cứng của hệ thống chạy giả lập có đủ để đáp ứng yêu cầu của trình giả lập không.

– Các tính năng mà trình giả lập đó mang lại có thật sự giống, hoạt động hoàn hảo như phiên bản gốc trên thiết bị thật không.

– Trình giả lập chạy có ổn định không, có bị lỗi trong quá trình hoạt động không.

Nhìn chung thì để chạy được bất kì một trình giả lập Android nào trên nền Windows thì bạn cũng cần chuẩn bị một hệ thống với cấu hình như sau: CPU Core i3 hoặc Ryzen 3 trở lên, RAM 4GB trở lên, VGA rời tầm trung trở lên. Nếu hệ thống của bạn đã xịn sò rồi thì cùng nhau điểm qua những cái tên dưới đây rồi lấy về sử dụng, trải nghiệm thôi nào…

1 – Bluestacks

Các dân chơi Android không ai là không biết đến cái tên Bluestacks này. Với độ tương thích các trò chơi, các ứng dụng trên kho Google Play lên đến trên 95% cộng với một giao diện dễ dùng… chúng ta sẽ có thể thoả sức đắm mình trong thế giới Android kì thú. Bluestacks là một trình giả lập Android được chuyên dùng cho việc chơi game. Ngoài Google Play ra thì Bluestacks còn có riêng một kho ứng dụng nên bạn cũng có thể mày mò thêm nhiều hơn nữa. Nó hỗ trợ việc tuỳ chỉnh bàn phím để làm nút ảo trong game nhưng với các cử chỉ thì lại không thật sự tốt cho lắm. Bên cạnh đó, những điểm yếu của Bluestacks là ngốn quá nhiều cấu hình của hệ thống nên đôi khi chạy chậm và gây ảnh hưởng nặng đến phần cứng; nếu cấu hình của máy bạn đang dùng không cao thì đừng chỉnh lên cho cao làm gì.

Phiên bản Bluestacks 4 mới nhất hiện nay cũng đã cải thiện được phần nào chuyện ngốn cấu hình. Hãng sản xuất cho rằng tốc độ hoạt động của Bluestacks 4 trong điều kiện lí tưởng sẽ nhanh hơn Samsung Galaxy S9+ đến 6 lần. Hơn nữa, nó còn lấy Android Nougat 7.1.2 làm nền tảng cơ bản cho mình.

2 – Nox

Có thể sánh ngang với Bluestacks thì không ai khác hơn Nox. Nó cũng là một trình giả lập Android khá hoàn hảo và nhắm đến đối tượng gamer. Những game MOBA hot nhất nhì hiện nay như Liên Quân Mobile, Onmyoji Arena, PUBG cũng không thể làm khó được Nox. Một ưu điểm lớn mà bất kì ai cũng sẽ thấy thích khi dùng Nox chính là việc nó không ngốn nhiều cấu hình hệ thống như Bluestacks. Giao diện đẹp có thể thay đổi, các tuỳ chỉnh được trình bày khoa học và dễ dàng sử dụng, tính tương thích gần như ngang bằng với Bluestacks, có thể tuỳ biến mã số thiết bị để biến giả lập thành bất kì thiết bị nào mình muốn, việc thiết lập và gán phím dễ hơn Bluestacks, mặc định được gán cho quyền root nếu người dùng chỉnh lại, có thể chạy nhiều phiên giả lập cùng một lúc để chạy nhiều account trong cùng một game… đây là những gì mà người dùng có thể tìm thấy trên Nox.

3 – MEmu

Vào thời điểm game Darkness Rises xuất hiện làm dậy sóng giới gamer Việt Nam, chỉ có Bluestacks và MEmu là hai trình giả lập có khả năng chạy được tựa game này một cách mượt mà. Mặc dù MEmu hỗ trợ cả chip AMD lẫn NVIDIA nhưng hiệu năng thực sự của nó khá là nghèo nàn. Cách thiết lập, tuỳ chỉnh và sử dụng tính năng trên giao diện của MEmu khá giống với Nox nên người dùng sẽ không mấy băn khoăn.

4 – Remix OS

Nói Remix OS là trình giả lập thì không đúng cho lắm vì bản thân nó là một hệ điều hành Android hoàn chỉnh mà bạn có thể boot vào và sử dụng cho nhu cầu mỗi ngày. Chính vì là hệ điều hành như Windows nên bạn sẽ cần phải chia một partition riêng trên ổ cứng để cài đặt nó, còn không thì bạn có thể cài nó vào USB hoặc ổ cứng di động rồi mang đi bất kì đâu cũng được.