Facebook

Theo tin từ Bloomberg, Facebook đã để cho các đối tác bên ngoài nghe và giải mã các đoạn tin nhắn thoại của người dùng. Ở thời điểm hiện tại, tin nhắn thoại đã dần trở nên phổ biến hơn với người dùng. Và  Facebook khao khát hiểu  được nội dung của những đoạn hội thoại này.

Trong quá trình ‘gỡ băng’ hay nói cách khác là giải mã các đoạn hội thoại của người dùng, các nhân viên phía đối tác của Facebook cảm thấy hoang mang,  không biết thực sự các đoạn tin nhắn thoại  trên xuất phát từ đâu. Cuối cùng, họ phát hiện đó chính là những đoạn tin nhắn thoại của Facebook.

Thứ 4 tuần trước, Uỷ ban bảo vệ dữ liệu Alien, đứng đầu trong việc giám sát Facebook ở châu  u, cho biết họ đang kiểm tra hoạt động của công ty Facebook vì i nghi ngờ công ty này vy phạm các nguyên tắc bảo mật nghiêm ngặt của EU.

Facebook đồng thời cũng xác nhận, họ đã sao chép thông tin các cuộc hội thoại của người dùng và cam kết sẽ ngưng sao chép. Tương tự Apple hay Google, Facebook đã dùng các đoạn hội thoại âm thanh ngẫu nhiên của người dùng nhằm kiểm tra tính đúng đắn của thuật toán nhận diện giọng nói của Facebook.

Cùng thời điểm này, cổ phiếu của ông trùm mạng xã hội giảm 1.3% trong phiên giao dịch sáng tại sàn chứng khoán New York.

Facebook

Trước đó, Amazon và Apple từng bị chỉ trích khi đưa những đoạn âm thanh thu được thông qua các thiết bị điện tử cho các nhân viên đánh giá. Đây thực sự là hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của người dùng. Cùng những cáo buộc về các đoạn âm thanh ra lệnh với trợ lý Alexa (Do Amazon đứng sau)  được giao cho các nhóm nhân viên trên toàn thế giới nhằm phân tích khả năng phản ứng và tính đúng đắn của trợ lý này. Siri cũng từng được Apple thực hiện tương tự.

Sau đó, Apple tuyên bố họ không còn tham gia vào hoạt động trên. Về phần Amazon họ cho sẽ xin phép người dùng trước khi đưa đoạn voice của người dùng cho các nhân viên đánh giá.

Facebook cũng vừa hoàn thành khoản đóng phạt 5 tỷ USD với Uỷ ban Thuơng mại Liên bang Hoa Kỳ sau những cuộc điều tra bê bối liên quan đến bảo mật người dùng mà Facebook mắc phải. Nhiều giả thuyết đặt ra Facebook nghe lén người dùng và đẩy những sản phẩm quảng cáo lên Newfeed. Ngay tại phiên điều trần của Quốc hội Mỹ, CEO Mark Zuckerberg đã bác bỏ luận điểm này.

Trong những câu hỏi tiếp theo tại phiên điều trần, đại diện Facebook trả lời họ chỉ truy cập vào micrô của người dùng khi người dùng cho phép. Ngoài ra, Facebook không thực hiện bất cứ điều gì với các đoạn hội thoại này sau đó.

Facebok không thông báo cho đối tác của họ rằng những đoạn âm thanh được lấy từ đâu và đã được xin phép chưa. Điều đó khiến các đối tác ‘gỡ băng’ của họ cảm thấy họ đang thực hiện những công việc phi đạo đức khi họ biết Facebook lấy dữ liệu của người dùng mà chưa được sự chấp thuận.

Facebook

Hiện tại, TaskUS là đối tác thực hiện công việc ‘gỡ băng’ cho Facebook tại đây các đoạn hội thoại âm thanh của người dùng sẽ được chia cho các nhóm nhỏ trên toàn thế giới thực hiện. Facebook được biết đến là đối tác lớn nhất của TaskUS nhưng tại công ty này Facebook sẽ được gọi bằng những biệt danh như ‘Lăng kính’.

Chính sách dữ liệu của Facebook đã được thay đổi vào năm ngoái để người dùng có thể hiểu rõ hơn, và trong đó có cả phần âm thanh. Tuy nhiên, Facebook cũng cho biết hãng sẽ thu thập các thông tin của người dùng chia sẽ, thông tin liên lạc ngay cả khi người dùng nhắn tin và liên lạc với người khác.

Việc Facebook cần đến các nhà thầu cung cấp dịch vụ ‘gỡ băng’ các đoạn âm thanh cho thấy các giới hạn của AI trong việc nhận dạng các đoạn âm thanh của người dùng. Việc các nhà thầu nhận thấy nội dung đáng lo ngại phần nào cho thấy tầm quan trọng của bộ phận kiểm duyệt nội dung trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh này.

Nhìn chung việc nghe lén những đoạn voice chat của người dùng chắc chắn sẽ gặp những khó khăn liên quan đến những dự luật liên quan đến quyền riêng tư cá nhân của người dùng. Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Bạn có thấy Facebook đang xâm phạm quyền riêng tư của bạn hay không? Để lại bình luận ở phía bên dưới nhé.

Nguồn: Bloomberrg