Cuối cùng thì nó cũng đã trôi nổi. Chỉ vài ngày trước đây, một khối băng trôi nổi khổng lồ đã tách khỏi một trong bốn thềm băng lớn nhất Nam cực, Larsen C. Sự kiện đó đã đánh dấu một thời gian dài theo dõi vết nứt đã chia Larsen C từ những năm 1960. Vết nứt ấy, ban đầu chỉ từ từ chia tách Larsen C cho tới năm 2014, tốc độ tăng trưởng của vết nứt tăng với một tốc độ chóng mặt.
Theo Scientific American, khối băng khổng lồ này chứa thể tích nước bằng hai lần lượng nước mà cả nước Mỹ tiêu thụ trong một năm, nó nặng khoảng 1,1 nghìn tỷ tấn và có diện tích lên tới 2.200 dặm vuông (khoảng 5.700 km2).
Adrian Luckman đến từ đại học Swansea, người đứng đầu dự án theo dõi vết nứt từ năm 2015 cho biết: “Đây là khối băng lớn nhất từng được ghi lại và tương lai của tảng băng này thực sự là một điều rất khó đoán trước. Có lẽ khối băng ấy vẫn sẽ giữ nguyên hình dạng là một khối lớn nhưng khả năng lớn là nó sẽ vỡ thành từng mảng nhỏ. Một vài mảng có thể giữ được dạng rắn, còn một số khác có sẽ lẽ trôi tới vùng tước ấm hơn ở phía Bắc”.
Và một điều thú vị là khối băng này chiếm 12% kích cỡ của thềm băng Larsen C, nó lớn tới mức mà sự thay đổi này đã dẫn tới việc bản đồ thế giới phải được vẽ lại. Không những vậy, sau khi tách ra từ Larsen C, khối băng này sẽ được hãnh diện trở thành tảng băng lớn thứ năm trên thế giới, xếp ngay sau Larsen C. Thật bất ngờ.
Trong những ngày gần đây, tin tức về khối băng khổng lồ này đang làm xôn xao dư luận. Nhiều nhóm hoạt động vì môi trường thì đang đổ lỗi cho việc khí hậu Trái đất thay đổi và chỉ trích việc ông Donald Trump rời khỏi thỏa thuận chung Paris. Nhưng theo những nhà khoa học thì câu chuyện không hoàn toàn như những gì mọi người thường nghĩ. Biến đối khí hậu không phải là nguyên nhân chính dẫn tới sự tăng cao về khí CO2 mà đó chính là do những việc làm của con người.
Vậy thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Một tảng băng có kích cỡ tương đương bang Delaware của Mỹ đang trôi tự do. Nếu nó thôi theo hướng mà những tảng băng trước đó vỡ từ thềm băng Larsen trôi thì nó sẽ trôi dọc theo bờ của bán đảo Nam cực rồi sau đó trôi theo hướng Đông Bắc, hướng thẳng tới phía Nam của Đại Tây Dương. Nó sẽ không mang lại bất kì sự nguy hiểm nào cho tới những con tàu đi cùng hướng với nó và sẽ được các nhà khoa học theo dõi sát sao. Dan McGrath, một người chuyên nghiên cứu về song băng đến từ đại học bang Colorado cũng cho biết thêm rằng khối băng sẽ mất nhiều tháng để có thể vỡ ra thành nhiều mảng nhỏ và sẽ lại tốn tới hàng năm trời để những mảng ấy tiếp tục vỡ nhỏ hơn.
Cấu trúc của những tảng băng lớn thường khá ổn định. Chính bởi vậy, trong những thập kỉ gần đây, khi một khối băng vỡ khỏi một tảng băng lớn, cấu trúc ấy bị phá vỡ. Sau đó toàn bộ tảng băng sẽ sụp đổ và bị nhấm chìm xuống biển. Song, thềm băng Larsen C thì lại khác hoàn toàn. Larsen C có hai thềm đá nhô ra phía biển, điều này giúp giữ lại 90% của tảng băng này không bị vỡ ra nhưng các nhà khoa học vẫn sẽ quan sát cẩn thận nếu những phần còn lại có dấu hiệu nứt, gãy.
Điều này có phải là do khí hậu thay đổi?
Việc những khối băng vỡ ra là một quá trình tự nhiên. Mặc dù sự thay đổi về khí hậu đang tác động tới Nam cực theo nhiều cách nhưng việc vỡ ra của Larsen C hoàn toàn không có dấu hiệu rằng trạng thái vốn có của khu vực này đang dần thay đổi. Đây cũng chính là lời khẳng định của nhiều chuyên gia và nhiều nhà khoa học trên thế giới. Nhưng điều này thì đang thực sự diễn ra ở Bắc Cực, nơi mà đang bị thay đổi hình dạng mạnh mẽ dưới sự nóng lên toàn cầu.
Dù vậy không có nghĩa là Nam Cực vẫn an toàn bởi khí hậu nóng lên đang ảnh hưởng ít nhiều tới những tảng băng khác ở nơi này. Một ví dụ là bề mặt của khối băng Larsen B đang bị nóng chảy và suy yếu dần đi, điều này khiến cho tảng băng bị kéo xuống phía dưới theo đó sẽ là những vết nứt gãy có xu hướng dần xuất hiện.
Những nhà nghiên cứu cũng mạnh mẽ đính chính rằng việc vỡ ra của tảng băng Larsen C không có nghĩa là Nam cực đang bị vỡ ra thành nhiều phần nhưng dù là vậy thì việc khí hậu nóng lên vẫn cần được kiểm soát một cách cẩn thận và nghiêm túc. Dan McGrath từ đại học bang Colorado (Mỹ) còn cảnh báo thêm rằng khu vực bán đảo Nam Cực chính là nơi đang ấm lên nhanh nhất trong cả lục địa, đồng nghĩa với điều đó là chân móng của những tảng băng lớn cũng sẽ đối mặt với sự phá hoại từ nước biển ấm. Theo ông Dan, sự kiện lần này không chỉ là một sự kiện mang tính chất tuần hoàn của tự nhiên mà còn có cả dấu vết của sự phá hoại bởi môi trường nóng lên.
Vậy điều này có ý nghĩ gì đối với Nam Cực?
Sự vỡ ra của Larsen C không dẫn tới việc mực nước biển sẽ dân cao nhưng đây chính là hồi chuông cảnh báo mọi người rằng sắp tới sẽ còn nhiều những thay đổi nữa xảy ra. Các nhà khoa học sẽ cẩn thận quan sát phần băng còn lại. Mặc dù Larsen C không chứa nhiều mảnh băng phủ bề mặt nhưng những tảng băng khác ở Nam Cực lại không hề có tác dụng giữ lại những loại băng này. Chính bởi vậy nếu Larsen C vỡ ra hoàn toàn thì việc nước biển dâng lên là hoàn toàn có thể trong tương lai.
Điều mà những nhà nghiên cứu đang khá là lo lắng hiện tại nằm ở dòng sông băng Thwaites Glacier nằm ở phía Tây của Nam cực. Nếu dòng sông này bị dòng nước nóng làm cho tan ra thì mực nước biển có thể dâng lên đến 10 feet (tương đương 3 mét). Không chỉ thế, Nam Cực là nơi chứa phần lớn lượng nước của thế giới (lên tới 60%) bởi vậy mà chỉ cần một vài dấu hiệu của sự thay đổi xảy ra ở Nam Cực thì cũng sẽ gây ra sự ảnh hưởng tới nhiều thành phố trên toàn thế giới.
Cho tới hiện tại thì các nhà khoa học vẫn cho rằng việc vỡ ra của Larsen C sẽ không làm tảng băng này trở lên bất ổn định nhưng các nhà khoa học vẫn đang tiết tục theo dõi những vết nứt khác. Dan McGrath cũng cảnh báo thêm rằng nếu những vết nứt kia tiếp tục lan rộng ra thì đó có thể là mổ dấu hiệu của việc vỡ băng.
Liệu sự kiện này có làm nước biển dâng?
Câu trả lời là sự việc này không quá đáng lo ngại bởi tảng băng vốn nó đã nổi trên mặt biển chính bởi vậy mà nếu tảng băng này có vỡ ra thêm thì cũng không quá ảnh hưởng tới mực nước biển. Việc này cũng chỉ tương tự đá tan trong cốc nước mà thôi.
tham khảo Vnreview