Nếu bạn đang đi tìm một chiếc điện thoại để sử dụng, hoặc chỉ đơn giản là bạn muốn xem cái smartphone nào tốt hơn cái nào, khả năng cao cấu hình sẽ là thứ bạn nhìn vào đầu tiên. Cấu hình CPU, RAM, cấu hình của camera sẽ là những thứ bạn quan tâm hàng đầu, nhưng việc so sánh xuống đến mức chi li không còn là một cách tổng quát để đánh giá máy nào “ngon” hơn máy nào. Có nhiều lý do, từ cách mà Android, iOS hoạt động, cách mà các nhà sản xuất áp dụng những tùy biến phần mềm cho thiết bị của họ, thậm chí ngay cả cụm camera giống y chang nhau nhưng ảnh cho ra vẫn có thể khác biệt một trời một vực. CPU, RAM, hiệu năng nói chung Mỗi khi cầm cái điện thoại nào mới, nhiều anh em có thói quen so sánh điểm benchmark, bất kể máy đó thuộc phân khúc nào, chạy hệ điều hành gì và chạy chip gì. Tuy nhiên đây là hành động chỉ phù hợp ở thời điểm cách đây 5 năm, còn hiện tại đa số các điện thoại trung cùng phân khúc đầy dùng chip tương tự nhau, đa số đều chạy nhanh, mượt, đặc biệt là các máy đắt tiền. Ví dụ, tất cả smartphone cao cấp trong năm 2017 đều chạy Snapdragon 835, năm 2018 là Snapdragon 845, hay như bên iPhone bạn thậm chí còn không cần quan tâm nó dùng chip gì (và cũng không có nhiều lựa chọn về chip để mà lựa). RAM? Tất cả các máy Android đều ngang ngang nhau ở mức 6GB, một vài máy đột phá lên 8GB, còn iPhone thì bạn cũng không cần (và không có nhiều lựa chọn) để mà để ý. Chính Qualcomm cũng không còn coi trọng con số benchmark và việc so sánh cấu hình của CPU, GPU nói chung. Tháng 1/2014, Tim McDonough, phó chủ tịch marketing của Qualcomm, nhận định “việc mua điện thoại dựa trên điểm số CPU khi CPU chiếm chỉ 15% của điện thoại giống như việc mua xe hơi mà chỉ dựa vào loại lốp – nó không có ý nghĩa gì cả. Benchmark giờ chỉ còn cung cấp một góc nhìn rất nhỏ về chiếc điện thoại.” Cái mà Qualcomm quan tâm là “chiếc smartphone này có thể làm gì” và người dùng sẽ xài máy theo đúng cách họ muốn.


Đang tải Google_Pixel_VisualCore.jpg…

Pixel Visual Core, con chip riêng dành cho AI trên điện thoại Google Pixel 2​
Những năm gần đây, CPU của các hãng như Qualcomm, MediaTek cũng chỉ mạnh hơn từ 15% đến 30% mỗi năm. Sự khác biệt về sức mạnh giữa các đời kế tiếp nhau là không rõ ràng. Một phần vì chúng ta đang ngày càng chạm đến giới hạn của định luật Moore (các chip bán dẫn đã nhỏ tới mức để thu nhỏ tiếp thì cần kĩ thuật khó hơn), một phần vì các công ty làm chip đang chú trọng đến việc phát triển tính năng. Trí tuệ nhân tạo, xử lý hình ảnh theo chuỗi liên tục, tính toán song song, đẩy sức mạnh đồ họa, vùng bảo mật riêng, hỗ trợ sinh trắc học… là những thứ cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến bạn và cách bạn dùng điện thoại mỗi ngày. Hơn nữa, trong đa số những việc bạn thường làm trên điện thoại như web, Facebook, chụp ảnh… thì sự khác biệt rất khó nhận ra giữa các đời chip. Nếu chỉ để so sánh và biết được “cấu hình” nào mạnh yếu, mình nghĩ cách tốt nhất hiện tại chỉ là phân loại chip dựa theo thế hệ và phân khúc.
Phân khúc: đang có 3 phân khúc “cấu hình” trên thị trường điện thoại: Cao cấp – mạnh nhất: chạy chip Snapdragon 8xx, MediaTek Helio X hoặc Apple A-Series mới nhất, RAM từ 6GB đến 8GB
Tầm trung: chạy chip Snapdragon 6xx, MediaTek Helio P hoặc Apple A-Series đời cũ. RAM khoảng 4GB
Giá rẻ: chạy chip Snapdragon 4xx, MediaTek dòng cũ (Apple thì không bán máy giá rẻ nên không tính), RAM từ 2GB đến 3GBThế hệ: đời sau mạnh hơn đời trước, hiển nhiên rồi



Đang tải Xiaomi_Mi_Mix_2.jpg…



Nhưng còn độ mượt mà khi sử dụng máy lại là chuyện khác nhé, nó phụ thuộc vào cách các hãng sản xuất có thể khai thác chip đến mức nào, bản Android tùy biến của họ có nặng nề hay không, có nhiều ứng dụng chạy ngầm hay không. Ví dụ, khi xài HTC U11 hay Xiaomi Mi Mix 2, dù cấu hình của chúng ngang với Note 8 nhưng mình vẫn thấy HTC và Xiaomi chạy nhanh hơn so với Note. Nói như vậy để anh em thấy được rằng độ “ngon” của máy không chỉ phụ thuộc cấu hình. Để biết rõ những thứ này, có lẽ không gì tốt hơn là tự cầm máy để thử nghiệm một thời gian, hoặc đọc Tinh tế xem 2 triệu anh em nói gì về cái máy đó :DCamera không chỉ là về cấu hình Cách đây ít năm chúng ta có tình trạng “bong bóng megapixel”, giờ cuộc đua điểm ảnh đã giảm nhiệt nhưng chúng ta vẫn còn dựa nhiều vào số “chấm” của máy ảnh cộng để biết xem nó chụp có đẹp hay không? Ồ không không, kết quả ảnh cho ra của một chiếc điện thoại phức tạp hơn như vậy rất nhiều, và phần cứng đóng vai trò rất khiêm tốn trong tỉ trọng các lý do tạo ra một tấm ảnh đẹp. Để hiểu rõ hơn về điều này, bạn cần biết sơ lượt về quy trình tạo ra ảnh của một camera trên smartphone (và máy ảnh nói chung):

Đang tải 4097112_Cach_hoat_dong_cua_bayer_filter.png…

Ánh sáng được ghi nhận như thế này, và nó được “hứng” trên cảm biến. Tín hiệu từ cảm biến sau khi đi qua thêm một lớp thuật toán sẽ cho ra ảnh cuối cùng.

Đang tải 4097111_Bayer_filter_noi_suy_hinh_anh.jpg…


Đó, bạn có thể thấy là phần nềm đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc cho ra một tấm ảnh hoàn chỉnh và đẹp. Phần xử lý này thường do một Bộ xử lý hình ảnh (ISP) đảm nhiệm. Cụm camera y hệt nhau về phần cứng, về xuất xứ, về cách bố trí nhưng đi qua các ISP khác nhau hoặc đi qua các thuật toán khác nhau sẽ cho ra ảnh hoàn toàn khác. Thậm chí ngay cả khi 2 chiếc điện thoại xài chung ISP nhưng lại thông số của thuật toán xử lý khác nhau thì ảnh cũng đã khác rồi. Và việc điều chỉnh thuật toán, tham số của thuật toán không phải là điều mới lạ trong thế giới smartphone ngày nay. Một trong những công đoạn quan trọng của quy trình phát triển smartphone đó là cân chỉnh (calibrate) khả năng ghi nhận hình ảnh của máy. Công đoạn này có 2 phần: cân chỉnh thụ động (tức chỉ áp thuật toán thô để chạy được), sau đó là cân chỉnh chủ động (bắt đầu đem ra đời thực chụp ảnh test, về tinh chỉnh, lại đem ra test và chỉnh tới khi nào đẹp thì dừng). Công đoạn cân chỉnh này đòi hỏi sự chính xác, nhẫn nại của đội ngũ kĩ sư hình ảnh, chưa kể mỗi hãng đều có cách cân chỉnh khác nhau nên kết quả sẽ khác nhau và có hãng đẹp, có hãng ít đẹp hơn và có hãng cho ra ảnh xấu là vì thế.
Bằng chứng mãnh liệt của việc phần cứng camera không quan trọng bằng phần mềm đó là chiếc Google Pixel. Chiếc điện thoại này cho ra ảnh cực kì xuất sắc trong khi cụm camera không phải là thứ gì đặc biệt hay được tùy biến riêng. Cấu hình cụm camera của Pixel 1 và Pixel 2 rất bình thường, nhưng nó có thể cho ra ảnh đẹp, trong veo và thậm chí còn xóa phông được chỉ bằng phần mềm, thuật toán và những tinh chỉnh phù hợp của kĩ sư Google. Tóm lại: để biết chiếc điện thoại có chụp ảnh đẹp hay không, cứ nhìn ảnh mà nói chung, đừng chỉ nhìn vào cấu hình. Pin cũng không chỉ là về số mAh Hà hà, cuối cùng là pin, một con số dễ dùng để so đo với nhau giữa các dòng điện thoại trong cùng phân khúc. Tuy nhiên, không phải cứ dung lượng cao là đảm bảo thời gian sử dụng được lâu, vì mỗi hãng sản xuất có cách khai thác chip khác nhau nên mức độ tiêu thụ điện cũng khác. Ngoài ra, từng hãng sẽ có các linh kiện riêng, thường là chip mạng, mấy con co-processor bổ trợ cho CPU (chip M của Apple, chip Visual Core của Google chẳng hạn) nên mức độ tiêu thụ năng lượng cũng hoàn toàn khác biệt. Cách mà các công ty làm phần mềm tối ưu hệ điều hành cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian xài pin, ví dụ như LG kềm lại xung của chiếc điện thoại LG G2 để nó có thể chạy được lâu hơn chẳng hạn. Vậy làm cách nào để biết chính xác thời lượng pin? Lại một lần nữa bạn không có nhiều sự lựa chọn ngoài việc tham khảo ý kiến của người khác và xem các bài test pin thực tế. Để kết lại, ý mình muốn chia sẻ với các bạn là có quá nhiều biến số có thể tác động đến hiệu năng, ảnh và pin của một chiếc điện thoại. Việc so sánh những chiếc điện thoại chỉ dựa vào cấu hình giờ không còn ý nghĩa, và nếu bạn làm như vậy, có khả năng bạn sẽ mua phải một cái smartphone không như ý. Hãy nhìn vào những chiếc máy thật, những người sử dụng thật, cùng với sự tìm tòi của mình, để có thể sắm một cái máy như bạn muốn và hợp túi tiền nhé.