Nếu chẳng may làm rớt điện thoại xuống nước, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ sau đây để lấy nước ra khỏi phần loa trên iPhone. Với sự phát triển của công nghệ, smartphone đã dần trở thành một thiết bị không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Với nhiều người, điện thoại không chỉ là công cụ liên lạc mà nó còn là thiết bị hỗ trợ làm việc, giải trí, chơi game… và lưu trữ dữ liệu quan trọng.

Tương tự như các thiết bị điện tử khác, smartphone cũng rất dễ bị hư hỏng khi gặp nước, ngoại trừ một số ít mẫu có khả năng kháng nước như Note 7 hoặc iPhone. Bên cạnh những giải pháp bảo vệ đơn giản như túi chống nước, ốp lưng (case), người dùng cũng nên nằm lòng một số mẹo nhỏ sau để “cấp cứu” điện thoại khi cần thiết. – Đầu tiên, bạn hãy tắt nguồn smartphone và tháo pin ra khỏi thiết bị (nếu điện thoại sử dụng pin rời). – Lấy một hộp nhựa trống và đổ vào ít gạo.  – Đặt điện thoại vào trong hộp, sau đó đổ thêm một lớp gạo bên trên rồi đậy nắp kín lại. – Sau khi để điện thoại trong hộp khoảng hai ngày, bạn có thể lấy smartphone ra, gắn pin trở lại (nếu có) và khởi động thiết bị. Hầu hết các mẫu iPhone đời mới đều được trang bị tính năng chống thấm nước theo tiêu chuẩn IP67. Tuy nhiên, Apple đã không tích hợp sẵn tính năng lấy nước ra khỏi loa cho iPhone như trên Apple Watch Series 2.

Cụ thể, khi nước lọt vào loa của Apple Watch, thiết bị sẽ rung lên để nước tự động rớt ra ngoài. Trong trường hợp iPhone bị vô nước hoặc rớt xuống nước, bạn chỉ cần tải và cài đặt ứng dụng Sonic tại đây (nhà phát triển Von Bruno). Lưu ý, nếu đang sử dụng iPhone đời cũ như iPhone 5, 6 hoặc 6S (không có khả năng chống nước), bạn không nên cài đặt ứng dụng vì nó có thể làm hư loa trên thiết bị. Trong trường hợp bị vô nước, người dùng chỉ cần đặt iPhone dốc xuống miếng vải và đợi nước chảy ra.

Ứng dụng “cấp cứu” khi iPhone bị
Về cơ bản, ứng dụng Sonic sẽ phát ra các rung động cơ học và làm nước rớt ra ngoài. Khi cài đặt hoàn tất, bạn hãy mở ứng dụng, lựa chọn tần số (Hz) tương ứng rồi nhấn Play. Tần số lí tưởng cho việc lấy nước ra khỏi loa được cho là 165 Hz. Cuối cùng nhấn Stop để dừng lại nếu cảm thấy iPhone đã khô hoàn toàn.

Nếu loa trên iPhone vẫn còn rè, bạn có thể nhấn vào biểu tượng giọt nước trên màn hình và kéo thả để tạo tần số cao hơn, sau đó nhấc ngón tay khỏi màn hình để dừng lại.

Ứng dụng “cấp cứu” khi iPhone bị
Đối với smartphone nguyên khối, người dùng có thể áp dụng một giải pháp mà BBC Focus đưa ra là nhúng ngập điện thoại trong cồn nguyên chất trong thời gian không quá hai phút. Cồn sẽ giúp loại bỏ nước trong thiết bị, đồng thời cồn sẽ nhanh chóng bay hơi khi vớt thiết bị ra ngoài. Tuy nhiên, cồn rất dễ cháy, vì vậy khi thực hiện cách này bạn phải hết sức thận trọng. Khuyến cáo người dùng không nên tự thực hiện thao tác này nếu không có sự hỗ trợ từ người có kinh nghiệm.  Cũng theo BBC Focus, thói quen vùi smartphone trong gạo cũng khá hay, do gạo có khả năng hút ẩm. Tuy nhiên, người dùng phải chú ý sao cho các hạt gạo không lọt vào các cổng kết nối của thiết bị. Gạo có khả năng hút ẩm và hấp thụ lượng nước còn sót lại trong các khe, cổng sạc trên điện thoại. Do đó, trước khi mang máy ra tiệm sửa, bạn hãy thử giải pháp này để cứu sống smartphone. Một số việc không nên làm khi smartphone vô nước: – Không lắc hoặc thổi thiết bị, điều này sẽ khiến nước vào sâu hơn. Đặc biệt, không dùng máy sấy để làm khô smartphone. – Không đặt điện thoại vào nơi quá lạnh hoặc quá nóng bởi việc nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng sẽ khiến smartphone dễ hư hỏng hơn.