Năm 2017 đã sắp kết thúc với sự tăng trưởng thần tốc của thị trường ứng dụng di động. Với hàng ngàn ứng dụng trên các app store của iOS và Android, việc tìm ra một ứng dụng tốt sẽ khá khó khăn và mất thời gian. Bài viết giới thiệu những ứng dụng tốt nhất, cả miễn phí và tính phí.

1. Các ứng dụng sáng tạo và nhiếp ảnh

Snow (iOSAndroid, miễn phí): ứng dụng tương tự Snapchat đến từ Hàn Quốc, hiện đang được giới trẻ phương Tây cực kỳ ưa chuộng, với hàng tá bộ lọc động cho phép bạn thoải mái trang trí cho tấm ảnh của mình. Cũng như Snapchat, các tấm ảnh được up lên Snow sẽ biến mất sau 24 giờ.

Brickshots (iOSAndroid, miễn phí): ứng dụng này sẽ biến các hình ảnh bạn chụp thành hình theo phong cách LEGO, kèm theo hướng dẫn chi tiết làm sao để sử dụng bộ LEGO có sẵn của bạn để lắp thành… tấm hình này. Bạn có thể thoải mái thay đổi màu sắc và số lượng mảnh ghép trên tấm hình.

Auxy (iOS, miễn phí): Auxy giống như một studio bỏ túi, cho phép bạn cắt ghép các đoạn nhạc theo ý muốn. Giao diện ứng dụng được viết khá thông minh, từ đó bạn có thể chia một đoạn nhạc thành những đoạn nhỏ hơn, ghép chồng lên nhau và áp dụng các hiệu ứng âm thanh khác. Ứng dụng này đã đoạt giải thưởng Apple Design Award tại WWDC 2016.

SketchAR (iOSAndroid, miễn phí): nếu bạn thích vẽ nhưng tài năng lại có hạn thì SketchAR sẽ là một trợ thủ đắc lực. Bạn chỉ cần chọn một hình ảnh bất kỳ có sẵn trong ứng dụng, hoặc chụp lại một vật bạn muốn vẽ để ứng dụng chuyển đổi nó thành hình vẽ tay, sau đó cầm điện thoại bên trên một bề mặt dùng để vẽ, SketchAR sẽ đặt hình vẽ bạn vừa chọn lên bề mặt đó để bạn đồ theo.

Nasa GLOBE Observer (iOSAndroid, miễn phí): ứng dụng thu thập dữ liệu về mây và nhiệt độ

Prisma (iOSAndroid, miễn phí): Prisma tận dụng mạng nơron (neural network) để biến các tấm ảnh trên điện thoại của bạn thành các tác phẩm nghệ thuật, với phong cách của các hoạ sỹ nổi tiếng như Roy Lichtenstein, Edvard Munch và Katsushika Hokusai… Kết quả cho ra có thể đôi lúc không được như ý, nhưng độ độc đáo thì đảm bảo không đụng hàng.

Kindeo (iOS, miễn phí): là nơi truyền tải ký ức gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác, Kindeo cho phép người dùng ghi lại các đoạn video và lưu trữ chúng lại để con cháu sau này có thể xem lại những khoảnh khắc đáng nhớ của cả gia đình.

Hyperspektiv (iOS, 1.49 bảng): đây là một ứng dụng chỉnh sửa ảnh và video, cho phép bạn biến hình ảnh của mình thành hiệu ứng kính vạn hoa cực kỳ độc đáo.

Le Deserteur (iOS, 9.99 USD): đúng như tên gọi kỳ lạ của nó, ứng dụng chỉ dành riêng cho iPad này là một phòng tranh siêu thực, chứa 24 tác phẩm của các hoạ sỹ, nhiếp ảnh gia, nhà văn và ca sỹ. Các tác phẩm thường xuyên được cập nhật cho từng người dùng.

Paper for iPhone (iOS, miễn phí): ứng dụng vẽ tranh nổi tiếng của iPad nay đã có thể hoạt động trên iPhone, với nhiều tính năng mới như thêm văn bản, ảnh và danh sách công việc (to-do list).

Enlight (iOS, 2.99 bảng): một trong những ứng dụng chỉnh sửa ảnh thông minh nhất trên iOS, cho phép người dùng thêm chữ với nhiều font khác nhau và biến các bức ảnh thành những tuyệt tác đồ hoạ.

Handpick (iOSAndroid, miễn phí): ứng dụng thu thập công thức nấu ăn từ các blog ẩm thực và Instagram, sau đó cho phép người dùng tìm công thức dựa trên các nguyên liệu. Điểm đặc biệt ở ứng dụng này là nó có các hình minh hoạ tuyệt đẹp và gợi lên nhiều cảm hứng nấu ăn.

Mapillary (iOS, Android và Windows Phone, miễn phí): là một phiên bản Google Street View dựa trên sự đóng góp của cộng đồng, hay nói một cách dễ hiểu hơn là cho phép người dùng chụp ảnh các địa điểm họ đang đi qua, trích xuất dữ liệu bản đồ từ chúng và chia sẻ với mọi người.

Nutshell (iOS, miễn phí): nếu bạn cảm thấy chụp một bức ảnh là chưa đủ để diễn tả một câu chuyện thú vị thì Nutshell sẽ cho phép bạn chụp liền một lúc 3 bức ảnh và ghép chúng lại thành một đoạn video ngắn để chia sẻ lên mạng xã hội.

Simmer (iOS, miễn phí): với Simmer, bạn có thể tạo và chia sẻ công thức nấu ăn của mình, đồng thời còn có thể quay một đoạn video ngắn hướng dẫn nấu ăn ngay trong căn bếp nhỏ của mình nữa!

Facetune (iOSAndroid, 2.99 bảng): có lẽ đây là ứng dụng quen thuộc nhất trong danh sách này. Facetune cho phép bạn làm trắng răng, “cà” da, vuốt mi… để thu được một tấm hình selfie “nét như Ngọc Trinh” vậy.

2. Các ứng dụng phục vụ công việc

TabBank (iOS, miễn phí): là một cuốn sổ nhỏ để bạn ghi lại lời bài hát và các hợp âm, sau đó tự động định dạng chúng cho phù hợp, giúp bạn thoải mái sáng tác nhạc mọi lúc mọi nơi.

Scrivener (iOS, 14.99 bảng): ứng dụng này dành riêng cho các bạn yêu thích viết văn. Scrivener sẽ chia các bài viết của bạn thành từng đoạn nhỏ, đồng thời cung cấp cho bạn một khuôn mẫu để viết các kịch bản phim/kịch…, mỗi bài viết sẽ có một thùng rác riêng để tiện cho việc quản lý. Dù không rẻ nhưng những tính năng mà Scrivener mang lại là rất đáng đồng tiền bát gạo.

ZCast (iOS, miễn phí): cho phép bạn phát các đoạn podcast ngay từ điện thoại của mình. Đặc biệt, ZCast còn tích hợp cả một ứng dụng nhắn tin và liên kết với Twitter để bạn có thể mở rộng thành phần khán giả của mình. Tiện lợi hơn nữa, nếu bạn bè của bạn sử dụng ZCast thì họ có thể cùng tham gia trực tiếp với bạn dù đang ở bất kỳ đâu.

Rolo (iOS, miễn phí): là ứng dụng lịch được thiết kế rất độc đáo theo kiểu một vòng xoay tròn, cho phép bạn xem lịch ngày, tuần, năm chỉ bằng một thao tác vuốt. Tất nhiên việc đặt lịch trên ứng dụng lịch thông thường vẫn dễ hơn, nhưng Rolo lại bắt mắt hơn và hiển thị nội dung một cách trực quan, phân biệt rõ ràng giữa thời gian làm việc và vui chơi hơn.

Flowstate (iOS, 7.99 bảng): một ứng dụng ghi chú khá “điên rồ” giúp người viết tập trung hơn vào công việc, bởi nó sẽ xoá từng từ mà họ vừa viết nếu ngón tay họ rời khỏi bàn phím quá 7 giây! Với nỗi lo mất chữ, chắc chắn người dùng sẽ phải hết sức tập trung, tránh mọi sự sao nhãng từ môi trường xung quanh.

Slash (iOS, miễn phí): thay bàn phím QWERTY trên smartphone bằng một bộ máy tìm kiếm, giúp bạn đỡ mất công chuyển giữa các ứng dụng khi cần tìm video, bản đồ, ảnh và các dịch vụ nghe nhạc. Slash hoạt động với các ứng dụng như Twitter, Messenger, WhatsApp và Instagram.

uMake (iOS, miễn phí): ứng dụng thiết kế mô hình 3D. Bạn phác thảo sơ qua vật thể trên uMake, sau đó sử dụng các công cụ được cung cấp để biến nó thành mô hình 3D. Rất thích hợp với các nhà thiết kế muốn tạo ra các mẫu thử nghiệm và những người dùng không chuyên muốn tập tành, khám phá.

Addapt (iOSAndroid, miễn phí): nếu những người có trong danh bạ của bạn đều sử dụng ứng dụng quản lý danh bạ thông minh này thì nó sẽ tự động theo dõi những thay đổi liên quan đến thông tin chi tiết về họ, đảm bảo cho danh bạ của bạn luôn được cập nhật đầy đủ.

Meistertask (iOS, miễn phí): một ứng dụng làm việc nhóm, cho phép chia sẻ các checklist, tệp đính kèm, và cập nhật tiến độ giữa các dự án với nhau.

Nine (iOS, miễn phí): ứng dụng danh sách việc làm (to-do list) có giao diện trực quan, dành cho những người muốn sử dụng camera để tạo các nhắc nhở. Bạn chỉ cần chụp hình và gắn thẻ lên hình đó (ví dụ “Mua”, “Xem” hoặc “Đi”) để tạo danh sách những việc cần làm. Đồng thời ứng dụng này còn đánh dấu vị trí lên các bức ảnh, từ đó cho phép bạn xem lại địa điểm mình đã chụp chúng.

WeTransfer (iOSAndroid, miễn phí): một dịch vụ chuyển file giữa các thiết bị với nhau.

Khan Academy (iOS, miễn phí): ứng dụng Khan Academy dành cho iPhone đã quá quen thuộc với rất nhiều người. Ở đây chúng tôi muốn nói đến phiên bản dành cho iPad, được tích hợp hơn 150.000 bài học và video. Quá tiện lợi đúng không nào.

(còn tiếp)

Theo Vnreview