Ảnh minh họa

Trong bối cảnh smartphone đang được sử dụng phổ biến thì sạc nhanh là ưu tiên của rất nhiều người. Khi chipset trở nên nhanh hơn, màn hình ngày càng to hơn thì pin và phương pháp sạc cũng phải phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu. Vậy công nghệ sạc nhanh đã thay đổi như thế nào?

1. USB

Ảnh minh họa

Tiêu chuẩn ban đầu của USB cung cấp tối đa 2.5W (0.5A-5V) điện năng và tăng lên 4.5W với USB 3.0. Đây chính thức là mức điện năng tối đa của một cổng USB đơn giản.

Ngày nay, một bộ sạc USB thông thường có công suất tối đa là 10W (2A-5V) hoặc cao hơn một chút so với cáp microUSB. Cáp USB-C thì có công suất cao hơn khi tăng lên 15W (3A-5V).

2. USB Power Delivery (PD)

Ảnh minh họa

Phiên bản đầu tiên mang lại mức điện năng dao động từ 10 tới 100W với 5 cấu hình sạc và điện thoại di động chỉ cần 18W để sạc đầy.

Phiên bản 2.0 với công suất tối đa là 100W nhưng cung cấp khả năng kiểm soát chi tiết dòng điện quá mức hơn là từng bước riêng lẻ. Nó sử dụng tối đa bốn cặp cáp điện nối đất để truyền lượng điện năng đó. Phiên bản 3.0 thì có thể điều khiển điện áp tốt trong từng bước 20mV.

Ảnh minh họa

Nguyên lý hoạt động của USB PD 3.0

Một viên pin lithium thông thường hoạt động ở mức điện áp 3,8V. Nếu muốn tăng lượng điện áp vượt mức này thì điện thoại phải yêu cầu phần cứng bên trong để giảm điện áp. Việc này sẽ làm nóng thiết bị và hoàn toàn không hiệu quả.

Đây là lý do các tiêu chuẩn luôn phải giữ điện áp ở mức thấp. Bên cạnh đó, USB PD cũng gặp phải một vài vấn đề như khi mức điện năng tăng cao thì những sợi dây mỏng trong cáp USB không thể đáp ứng được vì nó không thể mang quá nhiều điện năng. Chưa kể cách duy nhất để tăng công suất là phải tăng điện áp.

3. Qualcomm Quick Charge (QC)

Phiên bản Quick Charge đầu tiên rất đơn giản. Nó cung cấp 10W (2A-5V) điện năng. QC 2.0 cung cấp nhiều hơn với 18W (2A-9V) điện năng và có một vài tính năng sạc của các hãng điện thoại dựa trên QC 2.0 như Samsung Adaptive Fast Charge hay Turbopower của Motorola….

Ảnh minh họa

Tương tự USB PD, QC 3.0 đã cho phép điện thoại có thể điều khiển mức điện áp bằng cách tăng từng bước 200mV. Nó dao động từ 3.6V lên tới 20V. QC 4.0 là tiêu chuẩn QC 3.0 kết hợp với USB PD, cung cấp tốt nhất ở mức 18W của chuẩn sạc QC.

QC 4.0+ dựa trên chuẩn USB PD 3.0 và có thể cung cấp tới 27W điện năng bằng cách tăng điện áp 3V lên 11V (bằng các bước 20mV) và tăng dòng điện từ 0A lên 3A (bằng các bước 50mA).

4. OPPO VOOC

Ảnh minh họa

VOOC sử dụng bộ sạc và cáp đặc biệt để cung cấp dòng điện 4A (dòng điện cao hơn các tiêu chuẩn thông thường) với mức điện áp 5V mà thiết bị không hề bị nóng. OnePlus đã đăng ký cấp phép cho công nghệ này và sử dụng nó dưới thương hiệu Dash Charge.

Năm ngoái, OPPO đã ra mắt Find X Lamborghini – thiết bị đầu tiên được trang bị Super VOOC. Super VOOC đã tăng dòng điện và điện áp lên 5A-10V để cung cấp 50W điện năng khổng lồ. Đây cũng là tiêu chuẩn sạc nhanh nhất hiện nay.

OnePlus đang đi đường vòng với Warp Charge 30 khi tăng dòng điện lên 6A nhưng vẫn giữ nguyên mức điện áp cơ bản (5V) để cung cấp 30W điện năng.

5. Huawei SuperCharge

Ảnh minh họa

Tiêu chuẩn sạc của Huawei cung cấp một mức điện năng cân bằng 22,5W (4.5A-5V) và đã được thử nghiệm rộng rãi bởi TUV để đảm bảo rằng nó an toàn.

Phiên bản 2.0 vẫn mang tên là SuperCharge như bản đầu tiên, chỉ khác là nhân đôi lượng điện áp lên 10V và giảm dòng điện xuống 4A để cung cấp 40W điện năng.

6. Mediatek Pump Express (PE)

Ảnh minh họa

Lúc đầu, tiêu chuẩn này tương tự QC 2.0 về khả năng và cách thực hiện. Đến PE 2.0 thì có khả năng thay đổi mức điện áp trong khoảng từ 5V tới 20V qua các bước 0.5V.

PE 3.0 và 4.0 dựa trên USB PD. Còn bản PE+ 4.0 thực hiện giống PD 3.0 và QC 4.0+.