Chắc hẳn chúng vẫn chưa thể quên được mã độc tống tiền WannaCry. Nó đã gây lên một cơn chất động trong làng công nghệ thế giới khí liên tiếp làm vô hiệu hóa và đòi tiền chuộc hàng loạt hệ thống máy tính trên thế giới. Thiệt hại về kinh tế mà nó đem lại là vô cùng to lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp, các công ty của nghệ của thế giới. Và mới đây, một mã độc mới lại xuất hiện và nó mang tên GandCrab.

Vấn đề về an toàn bảo mật thông tin tại Việt Nam cũng như ở trên thế giới luôn là một vấn đề rất nóng. Vụ việc WannaCry đã là lời cảnh báo gần nhất cho công tác đảm bảo anh ninh, an toàn và bảo mật trên môi trường Internet vốn có rất nhiều sự thay đổi nhanh chóng này. Mã độc tấn công đòi tiền chuộc đã là một thứ gì đó rất quen thuộc khi nó ngày càng xuất hiện với một mật độ dày đặc hơn. Và mới đây, một mã độ tống tiền với cơ chế quen thuộc đã xâm nhập và tấn công người dùng Việt Nam. Nơi mà vấn đề về phòng chống và bảo mật thông tin, dữ liệu trên mạng vẫn được xem là còn nhiều bất cập và hạn chế. GandCard là gì??? nó nguy hiểm đến mức nào??? chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay bây giờ.

Cơ chế hoạt động của mã độc GandCard cũng không có gì quá phức tạp, cụ thể GandCrab được phát tán thông qua bộ công cụ khai thác lỗ hổng RIG. Khi bị lây nhiễm, các tập tin trong máy tính bị mã hóa thành file *.GDCB hoặc *.CRAB. Sau đó, mã độc sẽ sinh ra một tệp CRAB-DECRYPT.txt yêu cầu và hướng dẫn người dùng trả tiền chuộc từ 400 – 1.000 USD bằng cách thanh toán qua tiền điện tử DASH để giải mã dữ liệu.  Sau WannaCry thì đến lượt GandCrab đang tấn công người dùng Việt

Chính vì sự nguy hiểm của mã độc này cho nên trung tâm VNCERT đã ra đã gửi công văn tới các cơ quan, tổ chức nhà nước một số hướng dẫn theo dõi và ngăn chạn kết nối máy chủ điều khiển mã độc GandCrab và cập nhật vào các hệ thống bảo vệ như IDS/IPS, Firewall… những thông tin nhận dạng về loại mã độc tống tiền này. Sau WannaCry thì đến lượt GandCrab đang tấn công người dùng Việt Những máy chủ điều khiển mã độc là politiaromana.bit, malwarehunterteam.bit và gdcb.bit (danh sách được cập nhật tới 5/4). Theo khuyến cáo của VNCERT, để tránh mã độc người dùng cần cảnh giác không click vào các liên kết (link) cũng như các tập tin đính kèm trong email có chứa các tập tin dạng .doc, .pdf, .zip… được gửi từ người lạ, thậm chí là cả email được gửi từ người quen nhưng có cách đặt tiêu đề hoặc ngôn ngữ khác lạ.  Cần phải ngăn chặn sự lây lan của loại mã độc tống tiền rất nguy hiểm này,qua sự việc nêu trên chúng ta lại một lần nữa có cơ sở để khẳng định rằng an ninh và an toàn bảo mật mạng luôn luôn là vấn đề rất nóng đối với nền công nghệ thế giới.