Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa Messenger và Messenger Lite nhằm chọn ra ứng dụng nào thuận tiện cho việc liên lạc và trải nghiệm của bạn.

Hầu như mọi người đều sử dụng ứng dụng Messenger của Facebook và phiên bản nhẹ hơn là Messenger Lite. Khi Facebook giới thiệu ứng dụng Messenger riêng của mình để cạnh tranh với WhatsApp và những ứng dụng khác. Nhiều người đã đặt câu hỏi tại sao họ phải tải xuống một ứng dụng khác chỉ để nhắn tin cho bạn bè trên Facebook. Sau đó, Facebook đã loại bỏ hẳn tính năng nhắn tin trên ứng dụng Facebook chính thức. Người dùng bắt đầu chấp nhận Messenger, Messenger đã trở nên thân thuộc với mọi người hơn cả.

Nhưng trong quá trình sử dụng, Messenger ngày càng trở nên nặng và làm người dùng cảm thấy khó chịu. May mắn thay, Messenger Lite đã ra đời. Nó cho phép bạn nhắn tin cho bạn bè của bạn trên Facebookvà chỉ có thế. Đây có lẽ là lý do lớn nhất khiến Messenger Lite được Google cho trong danh sách những ứng dụng phổ biến nhất năm 2017 ở nhiều nước. Bởi như tên gọi nó rất nhẹ và hoạt động rất trơn tru. Ngoài ra, còn những điều làm nên sự khác biệt giữa Messenger và Messenger Lite.

Dung lượng lưu trữ và bộ nhớ RAM

Ứng dụng Messenger cũng như ứng dụng Facebook luôn là những ứng dụng nằm trong top tiêu tốn RAM nhiều nhất. Một cài đặt mới cũng đã chiếm khoảng 150MB dung lượng điện thoại của bạn. Trong quá trình sử dụng nó cũng ngốn 100MB RAM hoặc nhiều hơn với mức sử dụng tối đa 300MB. Điều này thực sự là một phiền phức đối với những người dùng điện thoại chỉ có 1GB RAM.

Mặt khác, Messenger Lite chỉ chiếm 28MB dung lượng lưu trữ. Mức sử dụng RAM trung bình khoảng 29MB và mức sử dụng RAM tối đa ở khoảng 70MB mà thôi.

Giao diện người dùng

Giao diện người dùng là một trong những phần quan trọng ảnh hưởng đến trải nghiệm của một ứng dụng. Một giao diện lý tưởng phải vừa đơn giản nhưng thực sự có hiệu quả. Messenger đã như vậy trong một thời gian dài ngay cả sau khi Facebook mua WhatsApp, một ứng dụng nhắn tin phổ biến vì sự đơn giản. Mặc dù vậy, với các cập nhật gần đây, ứng dụng Messenger đã đi khá xa so với ban đầu. Nhưng cho đến hiện tại thì ứng dụng Messenger vẫn không nhất quán. Khi bạn cài đặt Messenger, nó chỉ có màu xanh. Nhưng sau khi khởi động lại, nó lại thay đổi rất nhiều. Có các tab ở đầu trang và có nhiều biểu tượng trên thanh điều hướng ở cuối trang. Hầu hết các tính năng bổ sung của Messenger đều được tập trung ở dưới cùng – Trang chủ, Danh bạ, Máy ảnh, Trò chơi. Các nút Tin nhắn, Hoạt động, Nhóm và Cuộc gọi ở đầu cùng với thanh tìm kiếm và Tôi cho tiểu sử người dùng. Đối với nhiều người điều đó thật lộn xộn.

Giao diện người dùng của Messenger Lite không thể đơn giản hơn và nó không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến trải nghiệm người dùng. Nó tập trung chủ yếu vào “nhắn tin”, bởi vì nó thiếu rất nhiều tính năng bổ sung. Lấy ví dụ, tính năng Nhóm trên Messenger có tab riêng của riêng nó, nơi bạn có thể tạo chúng. Trên Messenger Lite, bạn có thể tạo nhóm mới bằng cách nhấn vào nút nổi + cũng được sử dụng để tạo tin nhắn mới, nút đó là viết tắt của việc tạo /thêm công cụ. Dường như trực quan hơn nhiều so với Messenger.

Tính năng

Chắc chắn Messenger Lite sẽ tốt hơn Messenger vè giao diện người dùng, nhưng về khoản tính năng thì lại thua xa.. Với Messenger Lite bạn có thể gửi và nhận tin nhắn, hình ảnh, ghi chú bằng giọng nói và thực hiện /nhận cuộc gọi âm thanh bằng Wi-Fi. Mọi thứ chỉ liên quan đến liên lạc và trò chuyện. Nhưng nó lại thiếu một vài tính năng so với ứng dụng gốc.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Messenger và Messenger Lite là khả năng thực hiện các cuộc gọi video. Để thực hiện các cuộc trò chuyện bí mật trên Messenger bạn chỉ cần nhấn vào phần Tôi, tuy nhiên trên phiên bản Lite bạn phải nhấn vào nút “i” trong một cuộc hội thoại. Bên cạnh đó, Lite không hỗ trợ GIF hoặc nhãn dán, có lẽ để ít tiêu tốn dữ liệu hơn. Bạn cũng không thể gửi nhiều hình ảnh cùng một lúc. Nó cũng thiếu tính năng chia sẻ vị trí. Tính năng “Ngày của tôi” cùng với Trò chơi hiển nhiên không được tìm thấy trên Lite.

Bạn cho Messenger hay Messenger Lite ?

theo FPTShop