PCI Express NVE

SSD là ổ cứng thể rắn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với HDD truyền thống. Tuy nhiên, SSD lại có rất nhiều phân nhánh, và SSD NVMe PCIe Gen3 là phân nhánh sở hữu tốc độ “chóng mặt”. Ngay bây giờ, hãy cùng mình tìm hiểu chuẩn SSD mới này để xem có gì đặc biệt không nhé.

SSD NVMe PCIe là gì?

Hiểu nhanh thì SSD NVMe PCIe là một chuẩn ổ cứng thể rắn được thiết kế theo chuẩn công nghệ mới, với nhiều ưu điểm về kích thước và tốc độ so với chuẩn SSD thông thường. Chi tiết hơn các bạn hãy đọc thêm bên dưới để hiểu ý nghĩa từng cụm từ này.

PCI Express NVE

SSD truyền thống dùng chuẩn SATA có kích thước khá lớn.

Nhắc tới SSD thì người dùng hay thường nghĩ đến những chiếc ổ cứng thể rắn, có kích thước nhỏ gọn 2.5 inch cho laptop hoặc 3.5 inch cho máy tính bàn. Tuy nhiên, SSD ngày nay có rất nhiều kích thước khác nhau, đặc biệt nhất chuẩn SSD PCIe có kích thước chưa tới 2 ngón tay ghép lại (tương tự như thanh RAM).

Chi tiết hơn chút nữa: Form factor là cụm từ chuyên ngành dùng để chỉ kích thước linh kiện máy tính, và SSD cũng có rất nhiều Form factor khác nhau, cụ thể chúng ta thường nghe các chuẩn, như:

  • SATA: Hình dáng truyền thống, có kích thước khá lớn 2.5 inch hoặc 3.5 inch.
  • mSATA: Có kích thước chỉ bằng 1/8 ổ SSD truyền thống (1/8 của 2.5 inch).
  • M.2: Chiều ngang chỉ bằng 2 ngón tay, tuy nhiên chiều dài có nhiều kích cỡ khác nhau (110 mm, 80 mm, 60 mm, 42 mm).
  • PCI Express (PCLe): Là thế hệ ổ cứng mới nhất với kích thước nhỏ gọn, có thể gắn trực tiếp vào cổng PCLe tương tự như những chiếc card đồ họa cao cấp.

Lưu ý: Kích thước SSD (Form factor) không thể hiện cho tốc độ xử lý.

PCI Express NVE

SSD dùng chuẩn M.2 hoặc PCI Express (PCLe) có kích thước chỉ bằng thanh RAM.

Tiếp theo là Giao thức (Interface), đây chính là thuật ngữ thể hiện tốc độ của ổ cứng SSD, và Interface được chia làm 2 loại:

  • SATA: Cho phép truyền nhận dữ liệu với băng thông đạt mức 600 MB/s (SATA 3.0).
  • NVMe: Là tiêu chuẩn được phát triển cho các SSD hiệu suất cao giúp băng thông vượt qua giới hạn 600 MB/s của SSD truyền thống, tốc độ của giao thức này có thể lên đến 4 GB/s.

Lợi thế của NVMe: Độ trễ thấp

PCI Express NVE

Khi bộ điều khiển AHCI (tiêu chuẩn cũ) thực thi lệnh sẽ dùng mất 2.000 chu kỳ xử lý của CPU, có 4 tác vụ đọc không thể lưu vào bộ nhớ đệm trên mỗi lệnh. Điều này đồng nghĩa với 8.000 chu kỳ xử lý của CPU, tức khoảng 2,5 millisecond độ trễ để thực hiện mỗi lệnh.

NVMe sẽ không bị chậm như vậy vì nó trực tiếp liên lạc với CPU, do đó, bỏ qua tất cả các liên lạc không cần thiết vốn gây chậm trễ.

Đây chính là ưu điểm lớn nhất của NVMe so với các tiêu chuẩn kết nối truyền thống giúp mọi thao tác được thực hiện và xử lý tức thời, giúp nâng cao tối đa hiệu suất khi khởi chạy các tác vụ nặng đến siêu nặng.

Ưu điểm của SSD NVMe PCIe Gen3

PCI Express NVE

Như vậy, SSD tốt nhất hiện nay phải được ghép từ 2 cụm từ NVMe và PCIe, với các tiêu chuẩn trên sẽ giúp máy tính xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ ngay tức thì.

SSD NVMe PCIe cũng chính là lựa chọn tốt nhất nhằm phục vụ các nhu cầu cao về xử lý dữ liệu, như: Dựng phim, làm đồ họa, lập trình hệ thống, chơi game,…

SSD NVMe PCIe Gen 3 sẽ sử dụng chuẩn giao tiếp PCI Express 3.0 để truyền dữ liệu. Về cơ bản, chuẩn PCIe 3.0 sẽ gấp đôi băng thông so với thế hệ trước là PCIe 2.0, tức từ 16 GB/s lên 32 GB/s cho cả 2 hướng truyền với 1 khe PCIe x16 3.0 (1 hướng truyền 4 Gb/s).

Điểm nổi bật của NVMe là hỗ trợ công nghệ NCQ có khả năng phân tích, sắp xếp đến 64.000 hàng đợi so với con số 32 hàng của thế hệ cũ.

Tóm lại SSD NVMe PCIe Gen3 có gì ngon?

PCI Express NVE

Có thể nói ổ cứng thể rắn SSD NVMe PCIe Gen 3 hội tụ đầy đủ mọi yếu tốt mới nhất về công nghệ, điều này giúp thiết bị của bạn tận dụng hết 100% công suất từ các phần cứng khác như CPU, RAM, card đồ họa và hạn chế tối đa tình trạng nghẽn cổ chai*.

*Nghẽn cổ chai là thuật ngữ sự đáp ứng không đồng bộ giữa các phần cứng với nhau gây giảm đáng kể hiệu năng cho thiết bị. Ví dụ, bạn có một chiếc laptop với CPU khủng, RAM tốc độ cao, card đồ họa mạnh mẽ nhất hiện nay. Tuy nhiên, nếu dụng một chiếc SSD thế hệ cũ thì sẽ không thể theo kịp tốc độ của các phần cứng khác. Thậm chí, có trường hợp tình trạng nghẽn cổ chai có thể làm giảm đến 50 – 80% hiệu năng hoạt động của máy tính.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về các chủng loại, công nghệ được tích hợp trên ổ cứng thẻ rắn SSD hiện nay, và nếu có nhu cầu lựa chọn mình khuyên các bạn nên để ý tới SSD NVMe PCIe Gen 3 để đạt được hiệu năng như mong muốn.

Thị trường hiện nay cũng bắt đầu có những mẫu laptop sử dụng ổ cứng thể rắn SSD NVMe PCIe Gen 3, một trong số đó là laptop MSI Prestige PS42 vừa ra mắt trong tầm giá 20 triệu.

Nhắc đến MSI nhiều người nghĩ rằng họ chỉ sản xuất laptop gaming với vẻ ngoài hầm hố, kiểu dáng mạnh mẽ. Nhưng khá bất ngờ là hãng đã tung ra thị trường một mẫu MSI Prestige PS42 hướng đến người dùng làm việc văn phòng, sáng tạo nội dung hay phải di chuyển nhiều.

Và với nhu cầu người dùng như vậy, việc dùng SSD NVMe PCIe Gen 3 cho máy là rất cần thiết, sẽ giúp tạo ra những chiếc laptop mỏng nhẹ và có hiệu suất cao hơn!