Con người hiện đang đối mặt với đủ các dạng ô nhiễm tư ô nhiễm âm thanh, ánh sáng, rác thải từ nhựa… nhưng cái mà chúng ta thấy rõ ràng nhất hàng ngày mỗi khi bước ra khỏi nhà đó là ô nhiễm không khí. Ngoài các vấn đề gây ra trực tiếp đến sức khỏe như việc hít phải mấy hạt mịn trong không khí thì gần đây có 1 nghiên cứu của đại học Yale tiến hành tại Trung Quốc chỉ ra rằng hít không khí quá ô nhiễm sẽ làm cho chúng ta “lưu ban” một lớp, gây giảm nhận thức về mặt ngôn ngữ cũng như toán học, tương đương với 1 năm học trong cuộc đời chúng ta.

Theo nghiên cứu thì ô nhiễm không khí tác động mạnh nhất đến những người cao tuổi (trong nghiên cứu này thì là với những người từ 64 tuổi trở lên) và những người được xếp vào dạng ít có học vấn. Các số liệu có được để làm nghiên cứu dựa vào các bài kiểm tra về ngôn ngữ và toán học, là một phần của báo cáo Nghiên cứu hộ gia đình Trung Quốc, số mẫu gồm hơn 20.000 người, được tiến hành từ trong khoảng từ 2010 đến 2014. Sau khi có được các kết quả trong báo cáo, đội nghiên cứu đã bằng 1 cách nào đó đem so sánh với các bản lưu trữ về mức ô nhiễm khí nitrogen dioxide và sulphur dioxide và đưa ra kết luận. Họ đã phát hiện ra nhiều thứ khá hay ho nhưng cũng rất đáng lo như khi con người càng tiếp xúc lâu với không khí ô nhiễm thì các tổn hại về trí thông minh càng cao, khả năng ngôn ngữ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn khả năng về toán học, các tác hại này sẽ ảnh hưởng lên đàn ông nhiều hơn lên phụ nữ, khả năng tập trung, kiên nhẫn cũng như hợp tác nhóm cũng sẽ kém… thêm nữa là những ảnh hưởng này sẽ theo kiểu mưa dầm thấm lâu chứ không phát tác nhanh (như ở đây là trong vòng 4 năm nghiên cứu, không biết dài hơn thì còn tệ đến đâu).

Đang tải airpollution.jpg…Điều này cũng được khẳng định theo báo cáo của trường đại học bách khoa Hồng Kông khi họ tìm thấy các ảnh hưởng của ô nhiễm không khí với hiện tượng stress, viêm và thoái hóa thần kinh ở con người.

Hiện tại theo nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc khẳng định thì hoàn toàn không có 1 đường tắt nào để giải quyết vấn đề này, tất cả chỉ có thể dựa vào các nhà hoạch định chính sách quyết định sẽ phải quyết định nên làm gì, giảm bớt các ngành gây ô nhiễm để bảo vệ sức khỏe người dân hay bắt buộc phải lờ đi mà lo tăng trưởng. Cũng theo WHO trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thì tất cả đều ở các nước đang phát triển, và riêng Trung Quốc mức ô nhiễm không khí dù có giảm nhưng vẫn ở mức gấp 3 lần so với mức an toàn.

Như đã nói trên nghiên cứu này được tiến hành ở Trung Quốc, tuy nhiên kết quả này cũng rất liên quan đến phần còn lại của thế giới bởi theo WHO thì có đến 95% dân số trên thế giới vẫn đang và sẽ phải hít thở bầu không khí không an toàn, bởi vậy đừng vội vo anh Trung Quốc vào 1 rọ vội, có khi ở Việt Nam chúng ta cũng không kém phần long trọng đâu.