Nhiều người thắc mắc nên cài game vào ổ đĩa nào? Cài đặt vào ổ đĩa khác ổ C có sao không? Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi đó, cùng chúng tối làm rõ vấn đề này nhé.

Không cài game vào ổ C có sao không?

Khi nhắc đến việc cài đặt ứng dụng người ta nghĩ ngay tới vị trí nó được cài lên ổ đĩa C, nơi chứa hệ điều hành. Vậy một câu hỏi đặt ra là nên cài game vào ổ đĩa nào, không cài game vào ổ C có sao không? Để trả lời câu hỏi này hãy thử nhớ lại một lần nào đó bạn cài đặt game, và trong đó có tùy chọn cho phép bạn chọn vị trí để cài game lên đó. Như vậy nghĩ đơn giản, bất kỳ ứng dụng nào cho phép chọn vị trí cài đặt thì có thể cài game lên những nơi khác ngoài ổ C. Cùng phân tích sâu hơn một chút, khi ứng dụng khi được cài đặt lên ổ đĩa khác, một phần thông tin của nó được lưu trên ổ đĩa C để hệ điều hành tương tác như thông tin tài khoản, dữ liệu sinh ra khi người dùng lưu lại trò chơi. Còn đa số các dữ liệu truy xuất được lưu tại vị trí đã chọn khi cài đặt ứng dụng trước đó.

Một ví dụ tựa Game Audition có tùy chọn cài đặt vào ổ đĩa khác do người dùng lựa chọn.

Những game nào nên cài chung vào ổ đĩa chứa hệ điều hành

Để xem xét vấn đề này ta nên đi vào đánh giá từng game cụ thể, bởi có những game dung lượng lớn đến hơn 10 GB, có những game lại chỉ vài MB. Đối với những trò chơi có dung lượng lớn không nên cài chung với ổ đĩa nơi chứa hệ điều hành. Bởi vì: Thứ nhất, ổ C có dung lượng nhỏ chỉ khoảng 100 GB dùng để cài hệ điều hành và một số ứng dụng cần thiết. như driver, Office, trình duyệt, Winrar… Nếu cài game vào ổ đĩa này sẽ không đủ chỗ để cài các ứng dụng quan trọng khác. Thứ hai, việc cài đặt trò chơi vào ổ đĩa C làm tốc độ truy xuất của hệ điều hành giảm đi dẫn đến độ trễ khi thao tác, sử dụng windows tăng lên gây khó chịu cho người dùng.

Dead Trgger 2 một trong những game bắn súng có đồ họa đình đám, nếu muốn trải nghiệm bạn nên cài nó vào ổ đĩa không chứa hệ điều hành

Nên cài game vào ổ đĩa nào?

Do đó chỉ những game nhẹ có dung lượng dưới 500 MB, bạn không xác định sử dụng lâu dài thì nên cài đặt vào ổ C khi không có nhu cầu dùng nữa bạn có thể gỡ bỏ một cách dễ dàng. Những game nặng cần truy xuất, sử dụng dữ liệu nhiều bạn nên cài đặt vào các ổ đĩa khác để cải thiện thao tác xử lý của hệ điều hành, tránh phân mảnh ổ C, thậm chí có thể bị treo máy nếu ổ đĩa C chứa đầy dữ liệu và phải truy xuất ở mức tối đa. Dấu hiệu đầu tiên thường thấy là ổ đĩa trong Task Manager thường xuyên chạy đến 100% gây khó chịu khi sử dụng.

Nếu đã lỡ cài đặt ứng dụng vào ổ đĩa C mà không muốn gỡ bỏ, mọi người có thể dùng phần mềm bên thứ 3 để di chuyển ứng dụng đã cài từ ổ chứa hệ điều hành sang ổ khác mà không làm ảnh hưởng đến ứng dụng. Ví dụ như phần mềm SymMover. Giao diện phần mềm như hình bên dưới:

Giao diện phần mềm chuyển chương trình giữa các ổ đĩa trên windows

Ưu nhược điểm của việc cài game vào ổ đĩa không chứa hệ điều hành

Ưu điểm:

  • Cải thiện hiệu suất của hệ điều hành
  • Tiết kiệm dung lượng lưu trữ để cài ứng dụng cho ổ C
  • Hạn chế phân mảnh ổ C

Nhược điểm:

  • Dữ liệu người dùng của game có thể bị mất khi cài lại hệ điều hành
  • Khó quản lý cài đặt ứng dụng trong Programs and Features
  • Khi muốn gỡ bỏ phải tự xóa bằng tay

Như vậy qua bài này các bạn đã biết nên cài game vào ổ đĩa nào, cho chúng tôi biết ý kiến của bạn ở phần comment bên dưới.