Cuộc đua về độ phân giải trên smartphone ngày càng quyết liệt thế nhưng đối với Google và Apple thì đây là cuộc đua vô nghĩa.

Hiệu năng camera đã trở thành yếu tố quan trọng khi chọn mua smartphone ở thời điểm hiện nay, chúng ta có thể thấy rõ điều này trên Google Pixel 4, Apple iPhone 11 cùng một số thiết bị được ra mắt trong thời gian qua. Chỉ cần mang đến trải nghiệm camera thật tốt, doanh số của các mẫu máy sẽ tỷ lệ thuận. Không chỉ trên những chiếc flagship, chất lượng camera trên những mẫu máy giá rẻ cũng rất được quan tâm.

Đối với Apple và Google, chất lượng camera không nằm ở độ phân giải

Tuy nhiên, hai phân khúc này lại hoàn toàn khác nhau ở cách cung cấp trải nghiệm camera. Các smartphone tầm trung luôn mang đến những camera có độ phân giải cao như 48, 64 và 108 megapixel. Các hãng áp dụng lý thuyết rằng độ phân giải lớn sẽ mang đến trải nghiệm tốt hơn. Thế nhưng đối với Apple, Google và Samsung thì người dùng chỉ cần camera có độ phân giải 12 megapixel là đã đủ.

Cẩn thận trước cám dỗ về camera độ phân giải lớn

Về mặt lý thuyết, camera có độ phân giải càng cao sẽ cho ra những bức ảnh có độ chi tiết cao tuy nhiên việc chuyển đổi chúng thành những bức ảnh đẹp là công việc hoàn toàn khác.

Một số camera độ phân giải cao trên thị trường hiện nay  tạo ra những bức ảnh trông rất mờ và thiếu chi tiết. Lý do là số lượng điểm ảnh chỉ là một yếu tố để tạo nên một bức ảnh đẹp. Ống kính chất lượng cao và thuật toán xử lý hình ảnh cao cấp cũng là những điểm đáng lưu ý.

hơn đếm điểm ảnh chỉ để thực hiện một hình ảnh đẹp trai. Điều này bao gồm một ống kính chất lượng cao và thuật toán xử lý hình ảnh cao cấp.

Nếu bạn vẫn chưa cảm thấy thuyết phục thì có thể kiểm chứng với những hình ảnh ví dụ dưới đây. Một bức ảnh được chụp bằng camera 48MP Honor 9X, bức còn lại được chụp bởi camera 12MP của Pixel 3. Hai sản phẩm này có giá bán không chênh nhau nhiều nhưng độ phân giải camera lại có sự chênh lệch khá lớn.

Đối với Apple và Google, chất lượng camera không nằm ở độ phân giải 2

Một lý do quan trọng giải thích điều này là các cảm biến có độ phân giải vô cùng lớn này đều sử dụng công nghệ có tên là “pixel binning”. Thay vì bộ lọc màu truyền thống của Bayer, những camera độ phân giải cao sử dụng mẫu bộ lọc Quad-Bayer. Trong thực tế, những camera này có độ phân giải màu gần bằng một phần tư số pixel của chúng. Vì vậy, một camera 48 MP tương đồng với camera 12 MP, 64MP tương đồng với 16MP và 108MP tương đồng với 27MP xét về chi tiết độ phân giải thực. Camera có độ phân giải lớn giúp người dùng tin rằng những chiếc smartphone tầm trung và giá rẻ có chất lượng camera tốt nhưng thực tế thì không phải như vậy.

Tựu chung lại thì người dùng không nên tin vào độ phân giải của camera. Cho đến thời điểm hiện tại những camera với số chấm vô cùng lớn kia chỉ mang đến những nỗi thất vọng.

Nhiếp ảnh thuật toán là tương lai

Trong khi cuộc đua megapixel đã tạo ra nhiều thất vọng thì camera trên smartphone phân khúc cao cấp hầu như không có nhiều sự thay đổi thay đổi về phần cứng trong những năm gần đây. Thay vào đó, các sản phẩm cao cấp đã cải thiện khả năng chụp ảnh thông qua việc sử dụng các thuật toán hình ảnh mới.

Những cải tiến trong quá trình xử lý hình ảnh tạo ra những bức hình có chi tiết tốt hơn, cân bằng trắng ổn hơn và màu sắc chính xác hơn ở cả ánh sáng ban ngày và ánh sáng yếu. Các thuật toán cũng mang đến nhiều tính năng thú vị như chế độ ban đêm, hiệu ứng độ sâu trường ảnh và phát hiện cảnh AI. Những bức ảnh dưới đây là ví dụ về ảnh chụp sử dụng thuật toán trong thực tế, hãy xem chất lượng tuyệt vời của các bức ảnh thiếu sáng của Apple, zoom lai 5x của Huawei  hoặc khả năng chụp thiên văn của Pixel 4.

Đối với Apple và Google, chất lượng camera không nằm ở độ phân giải 3

Đối với Apple và Google, chất lượng camera không nằm ở độ phân giải 4

Đối với Apple và Google, chất lượng camera không nằm ở độ phân giải 5

Một số thiết bị có mức giá phải chăng nay đã được tích hợp những tính thuật toán camera cao cấp. Chế độ chụp đêm và xóa phông đã có mặt ở hầu hết những chiếc smartphone tầm trung chỉ sau một năm có mặt trên những chiếc flagship. Tuy nhiên, chi phí để tích hợp vi xử lý hình ảnh tiên tiến và phần cứng máy học hiện khá cao và chỉ thường xuất hiện trên những chiếc smartphone cao cấp.

Ngày nay, khả năng nhiếp ảnh trên điện thoại thông minh không chỉ phụ thuộc vào phần cứng máy ảnh mà còn được hỗ trợ rất nhiều từ các thành phần xử lý hình ảnh và máy học. Apple, Huawei và Samsung đã tích hợp các thuật toán camera bên trong bộ xử lý do chính các hãng này sản xuất, trong khi Google đang có xu hướng với bộ xử lý Neural Core bổ sung. Những con chip này rất cần để chạy các thuật toán hình ảnh tiên tiến một cách hiệu quả mà không làm cạn kiệt thời lượng pin của smartphone.

Không lâu nữa, khả năng cao những thuật toán này sẽ được trang bị trên những chiếc smartphone tầm trung để các nhà sản xuất có thể giảm độ phân giải camera nhưng vẫn giúp xử lý dữ liệu hình ảnh hiệu quả. Trong khi đó, điện thoại thông minh tầm trung vẫn đang lựa chọn cảm biến có độ phân giải cao hơn để khiến chúng mang tính cạnh tranh nhưng tương lai của nhiếp ảnh di động những thuật toán thông minh hơn, tiên tiến hơn mới là yếu tố mang tính quyết định.