Giá Bitcoin đã tăng từ 6.300 USD lên 7.500 USD trên sàn giao dịch Bitfinex, một sàn giao dịch tiền mật mã lớn điều hành bởi Tether LLC, công ty giám sát sự phát triển của stablecoin Tether (USDT).

Bitcoin đang được giao dịch với mức giá cao hơn đáng kể trên các sàn giao dịch tích hợp USDT như OKEx và Huobi vì các trader đã bắt đầu đợt bán tháo USDT lớn nhất cho đến nay.

Việc bất ngờ xả USDT đã khiến giá stablecoin này giảm xuống 0,94 USD, giảm khoảng 6% so với mức giá được cố định là 1 USD. Sự sụt giảm giá trị của USDT đã khiến giá Bitcoin tăng cao trên các sàn giao dịch tiền mật mã được tích hợp Tether.

Giá thực của Bitcoin là 6.700 USD

Tuy nhiên, trên các sàn giao dịch giữa tiền pháp định và tiền mật mã (fiat-to-crypto) lớn, giá BTC đã vượt ngưỡng 6.700 USD, hướng tới mức phá vỡ trên 6.800 USD, mức kháng cự mà nhà đầu tư tỷ phú Mike Novogratz đã quan sát từ đầu tháng Tám.

Với việc hiệu ứng premium đang xuất hiện trên TrueUSD (TUSD), một stablecoin dựa trên Ethereum, được kiểm toán và điều chỉnh trái ngược với Tether thì rõ ràng là các nhà giao dịch đang bán một lượng lớn USDT để mua các loại tiền mã hóa như Bitcoin và Ethereum, và đầu tư vào các stablecoin khác như TUSD, Gemini Dollar (GUSD) và PAX.

Trên các sàn giao dịch khác Coinbase, Bitstamp và Kraken, giá Bitcoin so với USD vào khoảng 6.700 USD, tăng hơn 400 USD trong 24 giờ qua. Có thể sự suy giảm bất ngờ về giá của Tether có tác động đến các sàn giao dịch fiat-to-crypto.

Nhưng, nhiều nhà phân tích trong thị trường tiền mã hóa tin rằng các tổ chức ở châu Á đã bắt đầu bơm một lượng lớn tiền mặt vào các đồng tiền mã hóa lớn và sự sụt giảm giá của Tether chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Tại thời điểm này, cho dù sự gia tăng giá Bitcoin đã được khởi xướng bởi việc bán Tether hay dòng vốn từ châu Á thì cũng không mấy quan trọng. Trong 12 giờ qua, khối lượng giao dịch Bitcoin đã tăng từ 3 tỷ USD lên 4,8 tỷ USD, thoát khỏi mức thấp hàng năm của nó.

Quan trọng hơn, các sàn giao dịch fiat-to-crypto đã bắt đầu chứng kiến sự gia tăng về khối lượng giao dịch. Điều này chứng tỏ rằng sự phục hồi ngắn hạn của BTC không hoàn toàn do sự sụp đổ của Tether.

Trong suốt tuần qua, CCN nhấn mạnh rằng BTC cần một chất xúc tác lớn để phá vỡ khu vực $6,000 đô la do khối lượng giao dịch thấp của nó.

Báo cáo của CCN cho biết:

“Khối lượng giao dịch của thị trường tiền mã hóa tăng từ 10 tỷ USD lên 13 tỷ USD trong suốt hai ngày qua. Trong suốt đợt bán tháo, con số này đã giảm xuống 10 tỷ USD, điều này có thể khiến BTC tiếp cận khối lượng thấp hàng năm ở mức 3,2 tỷ USD”.

Quỹ đạo của Bitcoin

Nếu BTC có thể vượt qua ngưỡng kháng cự 6.800 USD trong ngắn hạn thì thị trường tiền mã hóa sẽ có thể bắt đầu một đợt tăng dài hơi. Tuy nhiên, nếu BTC không vượt qua được ngưỡng kháng cự chính thì có khả năng đồng tiền mã hóa hàng đầu sẽ khó giữ được đà và giảm trở lại mức hỗ trợ 6.000 USD.