Việt Nam ta bắt đầu chú trọng phát triển công nghệ 5G và IoT, Viettel, Vingroup và FPT sẽ là những 'viên gạch' đầu tiên

Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi và tiến đến cách mạng 4.0, thứ được ví có thể là “cú hích vượt bật” giúp phát triển nền kinh tế nhanh chóng nếu đón đầu được xu hướng, hoặc có thể là một “bước thụt lùi dài” nếu bỏ qua cơ hội này. Vậy Việt Nam chúng ta đang làm gì?

Theo thông tin mình “hóng” được trên ICTnews thì, các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam như Viettel, Vingroup và FPT đang bắt tay nghiên cứu sản xuất các thiết bị 5G và IoT với vốn tự thân của doanh nghiệp.

Đồng thời nhà nước cũng tạo điều kiện, “dọn dẹp” hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp này hoạt động tốt nhất có thể.

Ông Nguyễn Cương Hoàng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp công nghệ cao Viettel cho biết:

“Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ làm được con chip từ đầu đến cuối. Khi chúng tôi nói sẽ sản xuất chipset thì nhiều người không tin. Nhưng chỉ sau 3 năm, Viettel đã làm được chip”

Viettel dùng tới 300 nhân lực để phát triển công nghệ 5G

Viettel dùng tới 300 nhân lực để phát triển công nghệ 5G

Về phía Vingroup, ông Ngô Hoàng Anh, Trưởng phòng Phần mềm nhúng – Viện Nghiên cứu Thiết bị Viễn Thông – Công ty VinSmart cho biết:

“Chúng tôi đang tập trung nghiên cứu và sẽ sản xuất các hệ thống thiết bị 5G, IoT. Đồng thời, chúng tôi đã xây dựng phòng Lab để hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển điện thoại 5G và các thiết bị viễn thông 5G. Dự kiến, đến tháng 7/2020 sẽ có sản phẩm điện thoại 5G đầu tiên ra mắt. Đến tháng 8/2020 chúng tôi sẽ bắt đầu thử nghiệm các thiết bị viễn thông 5G. Hiện nay VinSmart cũng đã làm việc với Cisco, Intel để phát triển các thiết bị mạng 5G.”

Với sự tham gia của Vingroup vào mảng smartphone, các smartphone 5G

Với sự tham gia của Vingroup vào mảng smartphone, các smartphone 5G “cây nhà lá vườn” sẽ xuất hiện trong tương lai chăng?

Còn FPT thì sao? Đại diện FPT chia sẻ rằng hiện Việt Nam đang trở thành hub cho thiết kế vi mạch. Việt Nam có khoảng hơn 3000 kỹ sư thiết kế vi mạch. Vì vậy việc sản xuất chip Made in Việt Nam không quá xa vời. Tuy đông người, nhưng các công ty của Việt Nam khá rời rạc, không liên kết với nhau.

Có thể nói, với tinh thần “máu lửa”, nguồn lực dồi dào của nước ta, nếu đi đúng định hướng thì cuộc cánh mạng 4.0 này làm đòn bẩy đủ mạnh để phát triển đất nước một cách nhanh chóng. Bạn có nghĩ thế không?

Nguồn: ICTnews